Thài Lài Tía là cây gì? Đặc Điểm, Công Dụng

Thài lài tía, hay còn gọi là thài lài tím, có tên khoa học là Tradescantia pallida và thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Đây là loại cây rất quen thuộc, thường được trồng làm cảnh, và từ lâu đã được sử dụng để khắc phục một số vấn đề sức khỏe như kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, huyết áp cao…

1. Đặc Điểm 

Thài lài tía là loại cây thân mềm thuộc loài cỏ mập mọc bò, có thân phân nhánh và bén rễ ngay tại các mấu. Lá cây màu tím, mọc so le có bẹ, phiến lá có hình bầu dục thuôn và chóp nhọn, phần bẹ thường có lông. Hoa nhỏ xíu thường có màu hồng hoặc xanh tía, mọc 1 – 2 cái ở chót nhánh, cánh hoa dính vào nhau cùng với 6 nhị bằng nhau. Quả của cây là quả nang nhỏ có chứa nhiều hạt và phần hạt sẽ có một lớp áo bên ngoài.

Xem Thêm  Cây ngũ gia bì nguồn gốc và đặc điểm

2. Bộ Phận Dùng

Tất cả các bộ phận của cây đều được tận dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

3. Phân Bố

Thài lài tía có nguồn gốc từ châu Mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu đời. Cây mọc rất nhiều nơi và nhiều gia đình trồng để làm cảnh và tận dụng làm vị thuốc.

4. Thu Hái và Sơ Chế

Dược liệu này có thể được thu hái quanh năm và dùng được cả dưới dạng tươi và phơi khô. Để bảo quản được lâu, cần trải qua sơ chế. Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.

5. Bảo Quản

Dược liệu đã qua sơ chế cần được để trong bọc kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và mối mọt.

6. Thành Phần Hóa Học

Phân tích về đặc tính dược lý cho thấy phần thân và lá của thài lài tía có chứa gôm và oxalate calium, phần lá và hoa chứa các thành phần như 3’-triglucoside và tricaffeoyl cyaniding.

Vị Thuốc Thài Lài Tía

1. Tính Vị

Thài lài tía có vị ngọt, tính hàn và không có độc.

2. Quy Kinh

Quy vào 2 kinh là Can và Thận.

3. Tác Dụng Dược Lý

Thài lài tía có tác dụng thanh nhiệt, trừ độc, lợi niệu, lương huyết, và được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề bệnh lý. Dược liệu này có mặt trong các bài thuốc chữa ho thổ huyết, rối loạn tiêu hóa, hầu họng sưng đau, bạch đới, mắt sưng đỏ, rắn độc cắn…

Xem Thêm  Cây Bướm Đêm là cây gì? Đặc Điểm và Phân Loại Cây Bướm Đêm

4. Cách Dùng – Liều Lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà thài lài tía có thể được dùng ở dạng tươi hoặc khô. Liều lượng thường dùng:

  • Dạng khô: 15 – 30g/ngày
  • Dạng tươi: 60 – 90g/ngày

Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Thài Lài Tía

1. Bài Thuốc Chữa Mụn Nhọt

Chuẩn bị: 30g thài lài tía, 30g cây sống đời.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, giã nát, thêm chút nước để vắt lấy nước uống, phần bã đắp vào chỗ mụn nhọt. Áp dụng 1 – 2 lần/ngày.

2. Chữa Kiết Lỵ

Bài thuốc 1: 30g thài lài tía, 20g mộc thông (dạng khô). Sắc cùng 3 bát con nước, uống mỗi ngày 1 bát khi nước còn ấm.
Bài thuốc 2: 30g thài lài tía, 20g mã đề. Sắc chung với 1 lít nước, uống trong ngày.

3. Chữa Táo Bón

Chuẩn bị: 30g thài lài tía, 25g lá khoai lang non.
Thực hiện: Rửa sạch, luộc chín và ăn cả nước lẫn cái vào buổi sáng.

4. Điều Trị Chứng Đái Buốt

Chuẩn bị: 30g thài lài tía, 15g mã đề, 12g rau má, 20g mộc thông.
Thực hiện: Sắc chung với 1 lít nước, uống 3 lần/ngày, duy trì trong 7 ngày.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thài Lài Tía Để Chữa Bệnh

Khi sử dụng thài lài tía để chữa bệnh, cần tránh lạm dụng. Các bài thuốc từ dược liệu này chỉ phát huy tốt tác dụng khi dùng đúng liều lượng được hướng dẫn. Lạm dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số vấn đề không như ý.

Xem Thêm  Cây Môn Đốm Đỏ Ý nghĩa phong thủy

Những thông tin về dược liệu thài lài tía chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi áp dụng bài thuốc nào từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo tính an toàn.