Phân tích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

phan-tich-bai-tho-dat-nuoc

Từ xưa đến nay, viết về đất nước luôn là nguồn cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Tiếp tục mạch nguồn này, Nguyễn Khoa Điềm, một gương mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mỹ, đã mang đến những quan điểm mới mẻ về đất nước qua đoạn trích “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Quan niệm mới mẻ về Đất Nước

Đối với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không phải là khái niệm mông lung, trừu tượng mà được cảm nhận từ những điều cụ thể trong cuộc sống:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre mà đánh giặc”

Qua khái niệm của tác giả, đất nước hiện lên bình dị, thân thuộc, xuất phát từ những câu chuyện cổ tích, từ miếng trầu, từ truyền thuyết Thánh Gióng. Đất nước thấm đượm trong lòng mỗi đứa trẻ từ tấm bé.

Đất Nước qua thuần phong mỹ tục và văn hóa

Nguyễn Khoa Điềm còn nhìn nhận đất nước qua thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc:

“Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Xem Thêm  Tóm Tắt Người lái đò sông Đà

Hình ảnh “tóc mẹ thì bới sau đầu” cho thấy nét đẹp văn hóa đã được bảo lưu từ ngàn đời. Dù trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa dân tộc ta vẫn không bị xóa nhòa. Đất nước còn được hình thành từ lối sống giàu tình nghĩa, thủy chung, khởi nguồn từ mối quan hệ vợ chồng. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm vận dụng ca dao: “Tay nâng đĩa muối chấm gừng/ Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau” để cho thấy đất nước được hình thành từ những điều giản dị nhưng hết sức thiêng liêng, cao quý.

Khái niệm Đất Nước qua không gian sinh tồn

Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục chiết tự về khái niệm đất nước qua không gian sinh tồn, gần gũi với đời sống sinh hoạt của mọi người:

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Đất nước không xa lạ mà chính là nơi ta đến trường, nơi tắm, nơi hò hẹn, nơi nhớ nhung. Đất nước hình thành từ những điều dung dị nhất của cuộc sống. Để làm sâu sắc thêm khái niệm, ông truy nguyên nguồn gốc từ quá khứ:

“Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ đồng bào ta trong bọc trứng”

Xem Thêm  Tóm Tắt Người lái đò sông Đà

Qua đó, ông dần tiến tới hoàn chỉnh khái niệm đất nước và nêu lên trách nhiệm của mỗi con người đối với đất nước:

“Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu việc mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Hai từ “gánh vác” khẳng định trách nhiệm của thế hệ mai sau trong công cuộc dựng nước và giữ nước, nhắc nhở rằng dù xây dựng đất nước cũng không được quên công ơn của người đi trước. Chỉ với hai chữ “cúi đầu” đã thể hiện lòng thành kính thiêng liêng hướng về quê cha, đất tổ.

Tình yêu và trách nhiệm với đất nước

Đoạn thơ: “Trong anh và em hôm nay/…/Đất Nước vẹn tròn to lớn” khẳng định đất nước tồn tại và vững bền nhờ sự đoàn kết của mọi người, nhờ tình yêu của đôi lứa. Khi có sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể, đất nước mới vẹn tròn, to lớn. Từ đó, ông nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân và thế hệ trẻ đối với đất nước:

“Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời”

Những con người vô danh kiến tạo nên đất nước

Xem Thêm  Tóm Tắt Người lái đò sông Đà

Để làm nên đất nước, không thể chỉ một cá nhân có thể kiến tạo, mà là sự đóng góp của cả dân tộc:

“Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Họ là những người con gái, con trai, đã sống và chết, giản dị và bình tâm, đã mang tên làng tên xã, mang phong tục tập quán truyền lại cho thế hệ mai sau. Chính họ đã làm nên đất nước. Với biện pháp liệt kê và điệp “họ”, Nguyễn Khoa Điềm vẽ ra tầng tầng lớp lớp những con người vô danh nối tiếp nhau qua các thế hệ, truyền lại giá trị vật chất tinh thần cao quý nhất. Và điều họ hướng đến chính là:

“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

Kết luận

Đất Nước là một bài thơ giàu suy tư và triết lý, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Với bài thơ này, người đọc không chỉ mở mang thêm tri thức mà còn có thêm cách nhìn nhận sâu sắc về đất nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó, càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình sinh ra và lớn lên.