Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Lịch Sử, Ý Nghĩa, Nguồn Gốc

ngay-nha-giao-viet-nam-20-11

Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân những hoạt động trong ngành giáo dục của Việt Nam. Tại sao lại có ngày này và tại Việt Nam người ta thường có hoạt động nào để kỷ niệm? Hãy xem ngay những chia sẻ không phải ai cũng biết bên dưới đây nhé.

Lịch sử, Nguồn gốc và Ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lịch sử và Nguồn gốc

  • Tháng 7 năm 1946: Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE) được thành lập tại Paris, Pháp.
  • Tháng 7 năm 1953: Công đoàn giáo dục Việt Nam gia nhập FISE.
  • Từ ngày 26 – 30/08/1975: Tại thủ đô Warszawa, Ba Lan, Công đoàn Giáo dục Việt Nam quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.
  • Ngày 28/9/1982: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Ngày này nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.

Xem Thêm  Top 10 Những Trường THPT Hàng Đầu Tại Long An 

Ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu được xem là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ. Đây cũng là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô của mình bằng các bó hoa hay các lá thư mang lời hay ý đẹp. Ngoài ra, đây cũng là thời gian để ngành giáo dục nhìn lại và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến trong dạy và học.

Lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2023 ý nghĩa nhất

  • Chúc thầy: “Nhân ngày 20/11, em xin chúc thầy lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc thầy hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Em chân thành cảm ơn thầy.”
  • Chúc cô: “Em chúc cô luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em. Happy Vietnam’s Teacher Day.”
  • Tỏ lòng biết ơn: “Nếu được hỏi: Thành công bắt nguồn từ đâu? Em sẽ trả lời rằng: ‘Là cô – người đã mang đến cho chúng em kiến thức, hành trang bước vào đời’.”
  • Kỷ niệm: “Mãi mãi bên con tiếng của thầy vang vọng. Đã xa rồi mà con ngỡ hôm qua. Bài giảng của thầy như chắp cánh ước mơ, cho con bay khỏi vùng trời cổ tích.”
  • Tri ân: “Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi, nghĩa thầy cô như nước biển khơi, công cha mẹ con luôn tạc dạ, ơn thầy cô con mãi ghi lòng. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam con xin kính chúc thầy mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.”
Xem Thêm  Lịch thi đấu World Cup là gì?

Các câu hỏi thường gặp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tại sao ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2023 có các hoạt động gì?

  • Học sinh tặng quà thầy cô: Đây có thể là những món quà vật chất hoặc tinh thần, nhưng các món quà đều mang tình yêu thương và tri ân của thế hệ học trò đến thầy cô. Các món quà thường được chọn như vải, hoa, bút,… kèm với những lời chúc hay lời tri ân đến thầy cô.
  • Làm thiệp tặng thầy cô: Những tấm thiệp với thiết kế đầy màu sắc hoặc được cắt dán thủ công bằng bàn tay của các bạn học trò là những hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ này.
  • Làm chương trình văn nghệ: Các hoạt động văn nghệ là những món quà tinh thần luôn được trường học các cấp ứng dụng nhằm tạo không khí ngày lễ thêm vui vẻ, khó quên. Các thầy cô và học sinh cùng nhau biểu diễn các tiết mục hát, múa.
  • Vẽ tranh đề tài ngày 20/11: Các bạn học sinh sẽ cùng nhau sáng tạo nhiều bức tranh màu sắc, vẽ về người cô, người thầy mình yêu quý hoặc vẽ tranh về đề tài trường học.
  • Làm báo tường: Đây là hoạt động ý nghĩa không chỉ mang lại những thông điệp ý nghĩa tới các thầy cô, mà còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của một tập thể và bày tỏ thái độ tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người thầy, cô.
  • Các hoạt động chào mừng khác: Trường học thường tổ chức các cuộc thi văn nghệ, viết thư tặng thầy cô, thi vẽ trường học, cắm hoa,… Bên cạnh đó còn có các hoạt động dã ngoại cho thầy cô và học trò. Các hoạt động như hội giảng dành cho giáo viên nhằm nâng cao thêm kỹ năng sư phạm, chia sẻ, góp ý giữa các giáo viên về chất lượng buổi dạy cũng được tiến hành.
Xem Thêm  Ri là Gì? Hàng Sỉ Theo Ri là Gì?

Những hoạt động này không chỉ tạo nên không khí vui tươi, gắn kết giữa thầy cô và học sinh mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nghề giáo trong xã hội.